Kiểm Nghiệm Thực Phẩm Chức Năng và Các Chỉ Tiêu Liên Quan

Thu, 03/06/2021 - 14:11

Việc thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm chức năng giúp đảm bảo các loại thực phẩm được kiểm tra, xác minh rõ nguồn gốc, đảm bảo đúng quy định chung được Nhà nước ban hành trước khi lưu thông ra thị trường. Hãy cùng tìm hiểu kỹ về việc kiểm định và các chỉ tiêu liên quan cùng Thế Kỷ Mới nhé.

Tìm hiểu chi tiết về thực phẩm chức năng:

kiểm nghiệm thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là gì?

Thuật ngữ thực phẩm chức năng được sử dụng để mô tả các loại thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm cung cấp các lợi ích sức khỏe ngoài việc đáp ứng các nhu cầu dĩnh dưỡng cơ bản.

Ngoài ra, thực phẩm chức năng còn bao gồm các loại thực phẩm có thể cung cấp thêm khả năng bảo vệ chống lại sự phát triển và tình trạng bệnh mãn tính.

Tuy nhiên, chúng không phải là “thuốc”, không thể thay thế thuốc, không phải là “siêu thực phẩm” hay “thực phẩm thần kỳ” như người ta vẫn thường quảng cáo.

Phân loại:

Danh mục Định nghĩa Ví dụ
Thực phẩm thông thường (Conventional food) Thực phẩm không bị biến đổi               Toàn bộ trái cây, rau, ngũ cốc, quả hạch, hạt, các loại đậu, sữa, cá và thịt.
Thực phẩm biến đổi         Thực phẩm đã được biến đổi thông qua việc làm bổ sung, tăng cường chất dinh dưỡng , vi chất, enzym, hóa chất hoặc các yếu tố có lợi cho sức khỏe.            Nước cam tăng cường canxi, bơ thực vật tăng cường axit béo omega-3 và trứng làm giàu axit béo omega-3, thực phẩm lên men, khoai tây tím.
Thành phần thực phẩm Thành phần thực phẩm cô lập hoặc tổng hợp.           Carbohydrate khó tiêu (ví dụ như oligosaccharides và tinh bột kháng) cung cấp các hiệu ứng tiền sinh học.

Thực phẩm thường được coi là có chức năng nếu chúng chứa một thành phần hoạt tính sinh học như chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất, protein, v.v.) hoặc không phải chất dinh dưỡng (chất phytochemical bao gồm polyphenol, chất xơ thực phẩm prebiotic, v.v.) ảnh hưởng đến một hoặc nhiều chức năng sinh lý trong cơ thể để cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật hoặc cải thiện kết quả chữa bệnh.

Trong đó, thực phẩm thông thường là thực phẩm chưa qua biến đổi hoặc toàn bộ thực phẩm có thể có chức năng chuyên biệt do các hợp chất hoạt tính sinh học mà nó có. Các hợp chất này thường hoạt động cộng hưởng hoặc hiệp đồng để phát huy tác dụng .

Thực phẩm biến đổi được coi là thực phẩm chức năng đã qua biến đổi thông qua các quy trình liên quan đến sản xuất và chế biến thực phẩm để thay đổi loại, hàm lượng, khả năng tiếp cận sinh học hoặc sinh khả dụng của các hợp chất hoạt tính sinh học. Các thành phần thực phẩm có thể được phân lập hoặc tổng hợp các thành phần hoạt tính sinh học.

Ngoài ra, thực phẩm chức năng cũng có thể phân thành thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe hay thực phẩm dinh dưỡng y học. Thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng có thể được phân lập, sửa đổi hoặc tổng hợp các thành phần hoạt tính sinh học. Thường được cung cấp dưới dạng thực phẩm chức năng.

Còn thực phẩm bổ sung có thể bao gồm thực phẩm toàn phần hoặc thực vật như thảo mộc, thành phần thực phẩm, dinh dưỡng, chiết xuất, v.v. Thực phẩm dinh dưỡng y học được bào chế để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân và được sử dụng trong quản lý chế độ ăn uống dưới sự giám sát của bác sĩ.

Quy định chung đối với thực phẩm chức năng:

các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm

Hiện nay tại Việt Nam, việc quản lý thực phẩm chức năng được quy định rất chặt chẽ. Trong đó, dựa trên Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định rõ các quy định chung đối với việc quản lý thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học và thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt.

Các loại thực phẩm này cần thực hiện yêu cầu về công bố( hàm lượng chất dinh dưỡng, công bố khuyến cáo về sức khỏe), yêu cầu ghi nhãn tiếng Việt, công bố hợp quy, giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, báo cáo thử nghiệm về công dụng của sản phẩm, và hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm chức năng.

Công bố về hàm lượng chất dinh dưỡng

Là đặc trưng cho mức độ chất dinh dưỡng trong thực phẩm và được giới hạn trong các chất dinh dưỡng có giá trị hàng ngày do FDA thiết lập. Công bố về hàm lượng chất dinh dưỡng giúp người tiêu dùng dễ dàng nắm bắt được thông tin, đưa ra quyết định phù hợp với tình trạng sức khỏe và nắm được thành phần, liều lượng của các chất trong sản phẩm.

Các tuyên bố về khuyến cáo sức khỏe:

Mô tả mối quan hệ của thực phẩm hoặc chất với bệnh tật hoặc tình trạng liên quan đến sức khỏe và được hỗ trợ bởi bằng chứng khoa học đáng tin, chứng minh hiệu quả lâm sàng và  các “thỏa thuận khoa học quan trọng” giữa các chuyên gia đủ năng lực từ các tổ chức khoa học được công nhận.

Công bố về cấu trúc-chức năng:

Mô tả cơ chế mà chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng trong cơ thể hoặc sức khỏe của người sử dụng.Mục đích chính của công bố về cấu trúc-chức năng là giúp xác định thực phẩm chức năng không thể hoạt động như một loại thuốc hoặc nói cách khác, chúng không thể được dùng để điều trị, chữa bệnh hoặc chẩn đoán bệnh.

Báo cáo thử nghiệm công dụng của sản phẩm:

Tất cả các loại thực phẩm đã được quy định trong Thông tư 43/2014/TT-BYT cần đảm bảo đã qua thử nghiệm lâm sàng, thử nghiệm khoa học bởi các cơ sở, bệnh viện có đầy đủ thẩm quyền nhằm đảm bảo được công dụng của sản phẩm lên người khi được sử dụng. Đối với các sản phẩm nhập khẩu thì cần đảm bảo có báo cáo này từ nước sản xuất hoặc các cơ quan liên quan tại nước đó.

Công bố hợp quy:

Đây là bước bắt buộc cần phải thực hiện đối với sản phẩm thực phẩm chức năng sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu trước khi được lưu thông ra thị trường.

Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng:

Quá trình kiểm nghiệm thực phẩm chức năng là vô cùng quan trọng. Giúp đảm bảo cho sản phẩm đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Đồng thời hỗ trợ xác định hàm lượng, cấu trúc, thành phần dinh dưỡng hay bổ sung cho quy trình công bố hợp quy. Có thể nói đây là bước cần phải thực hiện đối với bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.

Xem thêm: Chỉ tiêu và bảng giá kiểm nghiệm thực phẩm mới nhất

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm chức năng:

Do sự đa dạng trong cấu trúc cũng như thành phần dinh dưỡng của các sản phẩm thực phẩm chức năng khác nhau mà các chỉ tiêu kiểm nghiệm cũng sẽ thay đổi linh hoạt tùy nhu cầu và quy định. Dưới đây là các chỉ tiêu liên quan mà các bạn có thể tham khảo:

  • Tổng số polyphenol
  • Tổng số procyanidins
  • Tổng số bioflavonoid
  • Carotenoid
  • Axit phenolic
  • Catechin
  • A-xít hữu cơ
  • Flavonoid
  • Isoflavones
  • Nucleoside và nucleotide
  • Sterol
  • Axit amin
  • Axit béo bao gồm axit béo omega
  • Vitamin
  • Bảng dinh dưỡng
  • Vi khuẩn lactobacteria
  • Chỉ tiêu vi sinh vật
  • Chỉ tiêu kim loại nặng
  • Các chỉ tiêu cảm quan( màu, mùi, vị,…)

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện các kiểm nghiệm liên quan đến thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm chăm sóc sức khỏe, hãy liên hệ ngay công ty Thế Kỷ Mới, hệ thống phòng thí nghiệm và trung tâm kiểm định thực phẩm đạt chuẩn ISO 17025 uy tín chất lượng. Liên hệ ngay để được báo giá tốt nhất:

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THẾ KỶ MỚI

+ Trụ sở chính: 275, Quốc Lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân Tp. Hồ Chí Minh

+ VPĐD: Tầng 19 tòa nhà Indochina, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Q.1, TP. Hồ Chí Minh 

+ Nhận mẫu & Phòng thí nghiệm: Số 04, Đường số 5, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân Tp. Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan